Bạn có biết: Trung bình 1 người sẽ dành hơn 90,000 giờ – ⅓ thanh xuân của mình để làm việc tại văn phòng? (Theo Andrew Naber ‘07).
Đó chính là lý do tại sao các văn phòng hiện đại thường được thiết kế đầy đủ các không gian tiện nghi nhằm quan tâm đến sức khỏe của nhân viên và mang lại cảm giác hạnh phúc khi làm việc.
Tuy nhiên bài toán ưu tiên tiện nghi nào hơn lại là vấn đề hóc búa mà các doanh nghiệp phải đau đầu khi thiết kế văn phòng làm việc. Cũng vì vậy mà Huynchi có mặt và giải quyết bài toán khó này.
Để thực hiện thử thách này, Huynchi sẽ ưu tiên các yếu tố về hiệu quả công việc và khả năng sáng tạo của nhân viên khi làm việc tại văn phòng. Đồng thời, các hình ảnh và tinh thần đặc trưng của công ty cũng sẽ được truyền tải uyển chuyển qua các thiết kế.
1. Kén sáng tạo
Từ lâu “kén sáng tạo” đã được dùng làm nơi nuôi dưỡng và thúc đẩy cho những ý tưởng mới lạ và bổ ích. Tại không gian này, nhân viên cảm thấy mình được khuyến khích trao đổi, học hỏi những công nghệ mới hay những chiến lược của công ty. Đó là nơi mà mọi người được tự do thảo luận, đề xuất và đưa ra những phương pháp tối ưu nhất.
Ai cũng biết rằng nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi họ có không gian sáng tạo và tư duy linh động, ngoài chiếc bàn cố định của mình. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ quên yếu tố nếu không ngồi làm việc tại bàn và phải di chuyển quá nhiều thì hiệu suất làm việc sẽ thấp hơn.
Đây cũng là một trong những không gian mà các chủ đầu tư thường yêu cầu Huynchi thực hiện và tính toán kỹ lưỡng.
2. Xưởng sáng chế
Xưởng sáng chế (makerspace) là không gian làm việc tại văn phòng. Tại đây, nhân viên được cho phép sáng chế, học hỏi, tìm tòi và sử dụng những công cụ công nghệ hoặc bình thường.
Đây là không gian để brainstorm, thí nghiệm và chỉnh sửa ngay những đề xuất sẵn có.
Xưởng sáng chế cho phép nhân viên được hợp tác và nâng cao tinh thần này ở trong công ty. Tinh thần hợp tác và tính thực nghiệm là điều mà chúng ta không thể tìm thấy ở các dạng văn phòng truyền thống. Vì vậy mà ngày càng có nhiều công ty sở hữu xưởng sáng chế ngay văn phòng hay toà nhà của mình.
3. Vùng cấm công nghệ
Nhịp sống và làm việc hối hả xoay quay các dụng cụ công nghệ làm cho nhân viên cảm thấy bị áp lực và mệt mỏi. Theo Harvard Business Review, khi nhân viên có những đè nén tâm lý, họ sẽ dễ gây ra nhiều lỗi lầm hơn. Vì vậy mà vùng cấm công nghệ được ra đời, giúp nhân viên thư giãn và tạm ngưng cuộc chạy đua với guồng máy công nghệ.
Mô hình vùng cấm công nghệ đã được thiết kế và thi công ở nhiều văn phòng trên thế giới. Thậm chí, vùng cấm công nghệ còn đứng ở hạng 3 bình chọn những tiện nghi ý nghĩa (Gensler’s 2019 U. S. Workplace Survey).
Theo Mindfulness Research, thiền chánh niệm (mindfulness meditation) có thể giúp con người ta tập trung và rèn luyện trí não. Những không gian tĩnh lặng có thể giúp nhân viên tạm gác lại những mệt mỏi, thư giãn, nhắm mắt hay thậm chí thiền định để lấy lại năng lượng tiếp tục công việc sau này.
4. Không gian mở
Corporate health hay còn là sức khoẻ của nhân viên đã, đang và được dự báo sẽ luôn là chủ đề hot trong việc thiết kế văn phòng hiện đại.
Ngày càng có nhiều công ty không chỉ ở trên thế giới, mà còn tại Việt Nam, chú ý đến mảng sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên của mình. Khi và chỉ khi nhân viên được khoẻ mạnh, họ mới có thể đem đến những giá trị tốt nhất cho công ty mà thôi.
Những cách để tạo ra không gian mở cho văn phòng làm việc đơn giản nhất có thể là thêm những mảng xanh hay những không gian làm việc ngoài trời.
5. Phòng tập trung
Có những lúc, bạn cần một không gian thật riêng tư để suy nghĩ và tăng hiệu suất nhất có thể. Đó chính là lúc bạn cần ghé thăm phòng tập trung trong văn phòng của mình.
Đúng như tên gọi của nó, phòng tập trung là nơi mà nhân viên có thể ngồi xuống, “tịnh tâm”, và dồn hết công sức hoàn thành một task khó nào đó. Phòng có thể ở nhiều hình dạng khối khác nhau và thường khá nhỏ chỉ đủ cho 1 – 2 người.